Cậu nhỏ cứ "tiu nghỉu" chỉ vì căn bệnh ngày càng nhiều người mắc: Làm gì để phòng tránh?

20/03/2022 22:55

Theo thống kê, có tới 35 - 75% nam giới mắc căn bệnh này gặp các vấn đề về rối loạn cương dương.

Rối loạn cương dương (ED) hay còn gọi là bất lực là tình trạng dương vật không thể cương hoặc không duy trì được sự cương cứng đủ lâu để giao hợp.

Rối loạn cương dương có nguyên nhân do thể chất, tâm lý hoặc cả hai, nhưng tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất.

Các nghiên cứu cho thấy 35 – 75% nam giới mắc bệnh tiểu đường gặp các vấn đề về rối loạn cương. Nhóm đối tượng này cũng sẽ có xu hướng phát triển rối loạn cương sớm hơn từ 10 – 15 năm so với người không bị tiểu đường.

Cậu nhỏ cứ tiu nghỉu chỉ vì căn bệnh ngày càng nhiều người mắc: Làm gì để phòng tránh? - Ảnh 1.

Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn cương dương.

Vì sao tiểu đường có thể gây ra rối loạn cương dương?

Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu và các dây thần kinh kiểm soát sự cương cứng. Do đó, nguồn cung cấp máu tới dương vật giảm xuống và chức năng của các dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Khi một người đàn ông có ham muốn tình dục, cơ thể sẽ giải phóng một chất hoá học tên là nitric oxide vào máu. Chất này sẽ làm thư giãn các động mạch và cơ ở dương vật, giúp máu chảy vào dương vật nhiều hơn, từ đó giúp dương vật cương cứng.

Nam giới mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao khiến cơ thể sản sinh ra ít nitric oxide hơn và làm máu tới dương vật ít hơn. 

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra rối loạn cương dương là:

- Huyết áp cao

- Mỡ máu cao

- Béo phì

- Thiếu hormone testosterone (hormone nam giới)

- Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm

- Hút thuốc lá

- Uống quá nhiều rượu

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm

- Có tiền sử gặp chấn thương vùng chậu hoặc phẫu thuật tuyến tiền liệt, ruột, bàng quang khiến các dây thần kinh kết nối với dương vật bị tổn thương.

Bệnh nhân tiểu đường cần làm gì để phòng tránh rối loạn cương dương?

Để giảm thiểu được nguy cơ mắc rối loạn chức năng cương do tiểu đường, điều đầu tiên người bệnh cần làm là kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Một số biện pháp khác cũng có thể giúp hạn chế mắc và tiến triển rối loạn chức năng cương là bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Bên cạnh đó, người bệnh cần:

- Có chế độ ăn hạn chế chất béo bão hoà, thay vào đó nên ăn nhiều chất xơ

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

- Giảm cân

- Hạn chế căng thẳng

Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường có điều trị được không?

Nam giới mắc bệnh tiểu đường nếu gặp các vấn đề khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì chức năng cương có thể được điều trị bằng thuốc uống.

Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể ảnh hưởng tới nhịp tim. Do đó, khi sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và an toàn cho sức khoẻ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đường uống, có một số phương pháp điều trị rối loạn cương dương khác như tiêm tĩnh mạch, dùng các thiết bị co thắt chân không.

Tâm lý trị liệu cũng có tác dụng rất lớn trong điều trị rối loạn cương dương.

(Nguồn: Medical News Today, Diabetes.co.uk)

Cậu nhỏ cứ tiu nghỉu chỉ vì căn bệnh ngày càng nhiều người mắc: Làm gì để phòng tránh? - Ảnh 3.
https://soha.vn/cau-nho-cu-tiu-nghiu-chi-vi-can-benh-ngay-cang-nhieu-nguoi-mac-lam-gi-de-phong-tranh-20211224162740967.htm

Bạn đang đọc bài viết "Cậu nhỏ cứ "tiu nghỉu" chỉ vì căn bệnh ngày càng nhiều người mắc: Làm gì để phòng tránh?" tại chuyên mục THUỐC. Mọi thông tin xin liên hệ số hotline (0918.187.270) hoặc gửi email về địa chỉ (kinhtenet@gmail.com).