3 tổn thương ngón tay dân văn phòng dễ mắc phải

28/06/2024 10:32

Sử dụng máy tính khiến ngón tay phải liên tục vận động, có thể tăng cường áp lực và dẫn đến các tổn thương. Những bệnh lý mà dân văn phòng cơ nguy cơ mắc phải là ngón tay lò xo, ngón tay cò súng, đứt gân ngón tay. Tham khảo ngay những thông tin cần biết và những tổn thương thường gặp ở ngón tay.

1. Ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng, hay ngón tay lò xo, là tình trạng bao gân của ngón tay bị sưng viêm và hình thành các khối xơ hoặc có thể tụ lại thành nốt sần, gây khó khăn cho việc gập hoặc duỗi ngón tay. Những triệu chứng thường gặp của tình trạng ngón tay cò súng là:

- Khó khăn trong việc gập hoặc duỗi ngón tay, người bệnh phải cố gắng ép ngón tay, hoặc cần có sự trợ giúp của tay còn lại mới có thể gập duỗi ngón.

- Ngón tay bị kẹt ở tư thế gập, sau đó đột ngột duỗi thẳng.

- Đau ở các ngón tay bị tổn thương khi ấn vào ngón.

- Gân ngón tay bị kích thích khiến người bệnh có cảm giác co giật ngón tay khi thực hiện nhấp chuột máy tính.

- Gân bị cọ xát với bao gân sẽ gây đau khi duỗi ngón tay, đi kèm với tiếng lách cách.

- Nổi cục ở lòng bàn tay.

Ngón tay cò súng là tình trạng thường gặp đối với dân văn phòng do phải thường xuyên sử dụng ngón tay để thực hiện các động tác gõ phím, nhấn chuột. Ngoài ra, các chấn thương hoặc các bệnh lý viêm khớp tự miễn, bệnh tự miễn cũng có thể tăng nguy cơ bị ngón tay lò xo. 

Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể đau đau nhức kéo dài, giảm khả năng cử động của ngón tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, thậm chí khiến ngón tay mất khả năng co duỗi hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần thăm khám để được các bác sĩ tư vấn phương pháp vật lý trị liệu ngón tay cò súng ngay khi phát hiện các triệu chứng.

Viêm bao gân gấp ngón tay khiến ngón tay khó gập và duỗi

2. Bong gân ngón tay

Bong gân ngón tay là một dạng chấn thương ngón tay rất phổ biến, thường diễn ra do dây chằng ở khớp gian đốt ngón tay bị kéo căng hoặc rách. Những triệu chứng của tình trạng này mà người bệnh cần lưu ý là:

- Ngón tay bị đau, sưng tấy, cơn đau có thể ở mức nhẹ hoặc nghiêm trọng.

- Ngón tay căng cứng, khó gập hoặc duỗi thẳng ngón. 

- Ngón tay bị mất sức, gặp khó khăn để cầm, nắm vật.

- Tê bì hoặc cứng các khớp ngón tay, tình trạng này có thể lan dần ra khắp bàn tay.

- Vùng da quanh ngón tay bị thương có thể bị nhạt màu, trắng bệch.

Bong gân có thể diễn ra khi người bệnh sử dụng ngón tay liên tục với lực mạnh, chẳng hạn như gõ phím mạnh tay, bê vật nặng, gây áp lực lên các dây chằng và theo thời gian có thể khiến dây chằng bị kéo căng. Trường hợp người chơi các bộ môn thể thao cần sử dụng tay nhiều có nguy cơ gặp phải chấn thương này cao.

Sau một thời gian, bong gân có thể tự khỏi nhưng có thể dẫn đến các biến chứng như giảm sức ở ngón tay, ngón tay mất khả năng co duỗi, tê liệt hoàn toàn, chèn ép các dây thần kinh xung quanh, tăng nguy cơ thoái hóa khớp sau chấn thương.

Gõ phím mạnh và liên tục trong thời gian dài có thể tăng áp lực lên dây chằng ngón tay

3. Đứt gân ngón tay

Khi các ngón tay bị tổn thương nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp phải tình trạng gân bị kéo giãn quá mức và dẫn đến đứt gân. Tình trạng này có thể gây ra những dấu hiệu dễ nhận biết như:

- Cảm giác đau dữ dội, sưng phù, căng đỏ ở ngón tay bị thương, sau một khoảng thời gian có thể bầm tím ở các mô quanh khớp.

- Không có khả năng cử động ngón tay, thậm chí làm giảm khả năng cử động của các ngón tay xung quanh.

- Biến dạng rõ rệt ở phần ngón tay bị thương.

- Một vài trường hợp đứt gân liên quan đến viên gân, nhiễm trùng có thể gây triệu chứng sốt cao.

Đứt gân thường diễn ra khi các ngón tay phải vận động liên tục hoặc do các chấn thương trong quá trình lao động, sinh hoạt. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến biến chứng mất khả năng vận động ngón tay hoặc hoại từ, buộc phải cắt bỏ một phần mô mềm. Người bệnh nên tiến hành vật lý trị liệu đứt gân tay theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi hiệu quả và hạn chế những biến chứng trong tương lai.

Tiến hành vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi tình trạng đứt gân ngón tay

Nhân viên văn phòng thường xuyên phải làm việc với bàn phím trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên các khớp, dây chằng và dễ dẫn đến các chấn thương. Người bệnh cần thăm khám nếu phát hiện các triệu chứng bất thường ở ngón tay và tiến hành các phương pháp vật lý trị liệu để hạn chế nguy cơ biến chứng.

Nếu gặp phải những chấn thương ngón tay, người bệnh hãy đến Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA ngay để được thăm khám và hỗ trợ quá trình phục hồi bởi đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại.

Trân Nguyễn
Bạn đang đọc bài viết "3 tổn thương ngón tay dân văn phòng dễ mắc phải" tại chuyên mục SỨC KHỎE. Mọi thông tin xin liên hệ số hotline (0918.187.270) hoặc gửi email về địa chỉ (kinhtenet@gmail.com).