Theo đó, cuốn sách quý gần 500 trang được chia thành 14 trường đoạn: Gia đình lớn của tôi; Phố ngoại ô và tuổi thơ đầu kỷ niệm; Vĩnh biệt tuổi thơ, những chặng đường đầu tiên; Tình yêu - tình vợ chồng; Bước ngoặt của số phận; Những thử thách ở “Hòn ngọc Viễn Đông”; Những ngày học tập ở Liên Xô; Nghiên cứu Nữ quyền - Niềm đam mê suốt đời; Những trải nghiệm trong lần đi dạy ở Mỹ (1996 - 1997); Nữ quyền - từ nghiên cứu đến dấn thân trong thực tế; Dạy đại học ở trường Thăng Long; Kỷ niệm về một số nhà Nữ quyền quốc tế - bạn tôi; Gia đình đầm ấm; Định mệnh và Tâm linh...
Nói về hành trình đầy yêu thương và đáng trân trọng đó, GS.TS Lê Thị Quý xem đó như một nhân duyên, định mệnh và tâm linh. Tuổi trẻ với những khát khao cháy bỏng với con đường dưới chân thênh thang, bầu trời trước mặt rộng mở. Mải miết đi, đi và đi mãi trên con đường trí tuệ, sự tỉnh thức và tình yêu thương. Đến một ngày gần cuối hành trình, ta chợt nhìn lại mới thấy rõ những vệt nắng vàng trải khắp con đường đã qua mang theo nó bao kỷ niệm đẹp ấm áp nghĩa tình và cả những thành tựu cống hiến cho quê hương, gia đình và cộng đồng rất đỗi tự nhiên trong vai trò thiên chức của một người phụ nữ, của người con, người vợ, người mẹ, người trí thức trong xã hội mới.
Dẫu vậy, “Viết lên từ ký ức - không thể kể hết về những sự kiện, những con người đã đi qua cuộc đời tôi, một cuộc đời không bình lặng. Một bản nhạc trầm ở phía sau những bản nhạc tươi vui, cao vút. Cuộc đời tôi trải qua những năm tháng chiến tranh, hoà bình, những niềm vui, nỗi buồn trộn lẫn, những khó khăn vất vả và cả những hy sinh, mất mát, đăng cay trên mỗi bước đi đến với các trải nghiệm về thành công và hạnh phúc...”, GS.TS Lê Thị Quý chia sẻ.
GS.TS Lê Thị Quý sinh năm 1950 trong một gia đình có truyền thống hiếu học và yêu nước tại tỉnh Bắc Ninh. Bà là cựu sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1967 - 1971); Phóng viên chiên trường của TTXVN (1972 - 1975); Cán bộ Viện Khoa học xã hội tại niềm Nam (1975 - 1984); NCS tại Viện hàm lâm khoa học xã hội Liên Xô (1984 - 1988); Cán bộ Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ (1989 - 2002), Thư ký toà soạn Tạp chí Khoa học và Phụ nữ (1989 - 1995); Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển - Đại học KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ( 2002 - 2012); Giáo sư, chủ nhiệm bộ môn Công tác xã hội, trường Đại học Thăng long Hà Nội (2012 - 2022); Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển (2012 - 2022); Chủ tịch Quỹ văn hiến Việt Nam (2020 - 2022); Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Clark, Massachusett, Hoa Kỳ (1996 - 1997).
Trong suốt chặng đường nghiên cứu và công hiến cho khoa học, GS.TS Lê Thị Quý đã có 75 công trình xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh về chủ đề Lịch sử, Giới, Gia đình và Xã hội học. Trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu có ảnh hưởng đến đời sống xã hội được giới nghiên cứu đánh giá cao như: Nghiệp đoàn và phong trào công nhân miền Nam (thời kỳ từ 1954 - 1975), NXB thành phố Hồ Chí Minh, 1988; Nỗi đau thời đại, NXB Phụ nữ, 1996; Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, 2000; Domestic Violence in Vietnam, Asia Pacific Forum on Women, Law and Development (APWLD), Chiang Mai, Thái Land, 2000; Gia đình học (viết chung với GS.TS Đặng Cảnh Khanh), NXB Lý luận Chính trị, 2007; Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị (viết chung với GS.TS Đặng Cảnh Khánh), NXB Khoa học Xã hội, 2007; Giáo trình Xã hội học Giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009; Giáo trình Xã hội học Gia đình, NXB Chính trị - Hành chính, 2009; Sách truyền thông chống buôn bán phụ nữ, NXB Văn hoá dân tộc, 2015; Gia đình Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, 2019...
Không chỉ được biết tới là Nhà xã hội học, Nhà nghiên cứu Nữ quyền và Bình đẳng giicó uy tín quốc tế, GS.TS Lê Thị Quý hiện với vai trò là Chủ tịch Quỹ Văn hiến Việt Nam đang nỗ lực cùng chồng là GS.TS Đặng Cảnh Khanh, con trai là TS. Đặng Vũ Cảnh Linh và con dâu là TS. Đỗ Thị Kim Anh và các cộng sự đã và đang tiếp nối truyền thống vàng son của dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam và sự nghiệp vinh hiển đời đời của GS. AHLĐ Vũ Khiêu để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hiến Việt Nam, chấn hưng văn hóa Dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
"Chúng ta đang phải đối diện với nhiều thách thức lớn, phát triển kinh tế thị trường, các xung đột của kinh tế và văn hóa, đạo đức và lợi nhuận, trách nhiệm với tập thể và lợi ích cá nhân, sự biến đổi của các giá trị và chuẩn mực, sự bùng nổ đa dạng và phong phú về thông tin, sự đe dọa xâm phạm chủ quyền lãnh thổ đất nước… Những thách thức đó đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc vừa kế thừa, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa của thời đại để củng cố, xây dựng và phát triển văn hiến Việt Nam phù hợp với sự phát triển ngày càng hiện đại của đất nước và nhân loại...", GS.TS Lê Thị Quý chia sẻ.
Với những cống hiến xuất sắc cho khoa học và đấu tranh không mệt mỏi cho sự công bằng và bình đẳng cho nữ giới, GS.TS Lê Thị Quý đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2005, bà nằm trong danh sach đề cử cho giải Nobel Hoà bình.
Đọc tác phẩm "Viết tên từ ký ức”, những hoài niệm về một thời không thể nào quên của GS.TS Lê Thị Quý, chúng ta càng thêm cảm mến và trân trọng hơn hành trình yêu nước, chủ nghĩa "anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang" luôn tận hiến cho gia đình, quê hương, đất nước của những người phụ nữ Việt Nam đã từng sống, chiến đấu, học tập và trưởng thành qua hai thế kỷ đồng hành cùng vận mệnh dân tộc.
TH
Link nội dung: https://suckhoevasacdep.com.vn/viet-ten-tu-ky-uc-nhung-hoai-niem-ve-mot-thoi-khong-the-nao-quen-cua-gsts-le-thi-quy-334.html